- 28/07/2020
- 8354 lượt xem
- Blog
Làm thế nào để biết sáp vuốt tóc bị hỏng là thắc mắc của rất nhiều anh em những hiện tại vẫn chưa nhiều người giải đáp, điều này một phần gây nên hoài nghi và lo lắng cho anh em mỗi lần mua sáp sử dụng. Wax for man sẽ phần nào giúp anh em giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết này.
Cách nhận biết sáp bị HỎNG
Làm thế nào để nhận biết sáp vuốt tóc bị hỏng là thắc mắc của rất nhiều anh em những hiện tại vẫn chưa nhiều người giải đáp, điều này một phần gây nên hoài nghi và lo lắng cho anh em mỗi lần mua sáp sử dụng. Wax for man sẽ phần nào giúp anh em giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết này.
1. Sáp bị khô cứng
Sáp bị khô cứng là trường hợp thường gặp nhất trong số các yếu tốt làm sáp bị hỏng. Có nhiều nguyên nhân làm sáp vuốt tóc bị khô cứng như chất liệu và thiết kế của hộp không kín khí, thói quen quên đóng nắp hộp sau khi sử dụng,... nhưng chung quy lại đều là do sáp tiếp xúc với không khí bên ngoài và phần nước trong sáp bay hơi ra bên ngoài và thương đi kèm với đó là hiện tượng mất mùi, bên dưới là hình ảnh một hộp sáp bị quên đóng nắp sau khi sử dụng lâu ngày.
Cách nhận biết sáp đang dần bị khô cứng rất dễ, chúng ta có thể cảm nhận khi lấy sáp bằng tay dần dần sẽ phải dùng lực nhiều hơn để lấy, sáp bị co lại thành 1 khối và tách khỏi thành hộp thậm chí rơi ra ngoài (như bánh xà phòng). Những dạng sáp như thế này nếu muốn bạn vẫn có thể dùng tiếp tuy nhiên về mặt trải nghiệm sẽ không còn được giống như ban đầu, một số sáp bị khô cứng làm chúng ta khó lấy hơn, khó đánh tan hơn và vuốt rít hơn, dễ bị vón cục,... Anh em có thể xịt một ít nước hoặc pre-styling (chỉ một ít) lên bề mặt sáp để làm mềm và phần nào dễ sử dụng hơn nhé!
2. Nấm mốc
Nấm mốc là một trong những yếu tố làm sáp bị hỏng khá hiếm gặp nhưng không phải là không có. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đa phần là do cách bảo quản sáp của chúng ta không kĩ lưỡng, nhiều anh em hay có thói quen bỏ sáp trong phòng tắm để tiện sử dụng hoặc những nơi có độ ẩm cao, yếm khí như tủ quần áo,... hoặc quên đậy kín nắp sáp sau khi sử dụng sẽ là cơ hội cho các vi khuấn nấm mốc có cơ hội phát tán và phát triển bên trong lọ sáp.
Cách nhận biết nấm mốc là khi chúng ta quan sát bề mặt của lọ sáp sẽ xuất hiện các đốm đen hoặc nâu ngả vàng dần dần lan rộng ra xung quanh. Những dạng sáp như thế này, nếu như anh em vẫn muốn dùng tiếp thì anh em hãy lấy muỗng hoặc que cạy bỏ phần sáp bị nấm mốc trên bề mặt đến khi chỉ còn lớp sáp bình thường bên dưới. Tuy nhiên, vấn đề nấm mốc có thể gây cho anh em các bệnh lý liên quan đến da đầu nên mình thành thật khuyên anh em hãy mua lọ mới để sử dụng đảm bảo an toàn trong trường hợp này nhé!
3. Sáp bị nứt nẻ
Sáp bị nứt nẻ là hệ quả của việc sáp bị khô cứng, các thành phần sáp bị co lại dẫn đến hiện tượng bề mặt sáp hoặc toàn bộ khối sáp trong hộp bị nứt thành nhiều mảng lớn có thể quan sát dễ dàng. Đối với trường hợp này, cách xử lý sẽ giống với trường hợp sáp bị khô cứng nhưng về mặt thẩm mĩ thì chắc chắn sẽ khó có thể khôi phục.
4. Sáp bị nhão
Sáp bị nhão là hiện tượng khá hiếm gặp ở những dòng chứa clay nhưng lại rất thường xuyên gặp ở những dòng sản phẩm cream hoặc fiber hoặc paste. Sáp bị nhão là do cách bảo quản của chúng ta không được tốt như thói quen để sáp ở nơi độ ẩm cao (nhà tắm) và khiến hơi nước tích tụ dần trong hộp sáp, khi vuốt những con sáp này bạn sẽ cảm thấy không khác gì bôi kem dưỡng da lên tóc vậy, ẩm, nhớt và hoàn toàn mất kết dính (tất nhiên là trừ những sản phẩm chất sáp nhão sẵn từ đầu nhé!). Đối với những hộp sáp bị nhão thì thường cách khắc phục rất khó khăn và việc trải nghiệm cũng cực kì tồi tệ nên mình khuyên các bạn nên mua một lọ sáp mới để sử dụng.
Và đó là một số những trường hợp phổ biến dễ nhận viết khi lọ sáp của bạn bị hỏng. Bên cạnh đó còn rất nhiều dấu hiệu khác như: xuất hiện sạn quá nhiều so với mức bình thường, đánh ra tay không tan như bình thường (trừ những sản phẩm mặc định là không tan),... và một số những trường hợp ở trên có thể khắc phục để sử dụng tiếp. Tuy nhiên, cá nhân mình khuyên các bạn hãy tậu một con sáp mới để vừa đảm bảo về mặt hiệu năng tương xứng với số tiền đã bỏ ra vừa tránh được các tác động xấu đến tóc và da đầu. Hy vọng qua bài viết này, các anh em đã biết thêm được các trường hợp sáp hỏng để cùng củng cố thêm kiến thức về tóc tai nhé! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
-Heo tóc xoăn-
Ý KIẾN BẠN ĐỌC